THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO COVID-19

Ngọc Hà Phan 1, Kim Duy Vũ 2, Hoàng Mỹ Liên Trần 3, Thanh Thúy Bùi 3, Anh Tuấn Lê 3,
1 Trường Trung học Vinschool - The Harmony, Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 1-4 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn căng thẳng (RLCT) của học sinh trung học phổ thông (THPT) trong thời gian giãn cách do dịch COVID-19 tại Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thang đo Children's Revised Impact of Event Scale (CRIES-8) để đánh giá RLCT trên 1.517 học sinh của hai trường THPT Đông Anh và Kim Liên tại Hà Nội. Kết quả cho thấy: tỷ lệ học sinh THPT ở Hà Nội gặp tình trạng RLCT trong quá trình xảy ra dịch COVID-19 tương đối cao 21,0%. Trường THPT Đông Anh có tỷ lệ học sinh gặp RLCT là 29,1%, cao hơn 2,2 lần so với trường THPT Kim Liên 13,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (aOR=0,41; 95%CI: 0,30-0,56). Các yếu tố liên quan đến tình trạng RLCT do dịch COVID-19 gồm: giữ nguyên các hoạt động ngoại khóa làm giảm RLCT ở học sinh (aOR=0,68; 95%CI: 0,49-0,94). Học sinh có áp lực lên việc học tập từ bố mẹ giữ nguyên, không thay đổi tình trạng áp lực lên việc học tập sẽ giảm nguy cơ RLCT (aOR=0,65; 95%CI: 0,43-0,98), sự hỗ trợ của xã hội ở mức độ trung bình làm giảm nguy cơ RLCT (aOR=0,63; 95%CI: 0,47-0,97).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Trang tin về dich bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. 2020 [cited 2020 May 12]; Available from: https://ncov.moh.gov.vn/.
2. de Miranda, D.M., et al., How is COVID-19 pandemic impacting mental health of children and adolescents? International journal of disaster risk reduction, 2020. 51: p. 101845.
3. Liang, L., et al., The Effect of COVID-19 on Youth Mental Health. Psychiatr Q, 2020. 91(3): p. 841-852.
4. Duong, K.N.C., et al., Psychological impacts of COVID-19 during the first nationwide lockdown in Vietnam: web-based, cross-sectional survey study. JMIR formative research, 2020. 4(12): p. e24776.
5. Trần Quỳnh Anh, et al., Sức khỏe tâm thần của học sinh trường trung học phổ thông Việt Đức - Hà Nội năm 2013. Tạp chí Y học dự phòng, 2015. XXV(6 (166)): p. 104.
6. Thakur, A., Mental Health in High School Students at the Time of COVID-19: A Student's Perspective. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 2020. 59(12): p. 1309-1310.
7. Ma, Z., et al., The impact of COVID-19 pandemic outbreak on education and mental health of Chinese children aged 7–15 years: an online survey. BMC pediatrics, 2021. 21(1): p. 1-8.
8. Ellis, W.E., T.M. Dumas, and L.M. Forbes, Physically isolated but socially connected: Psychological adjustment and stress among adolescents during the initial COVID-19 crisis. Canadian Journal of Behavioural Science / Revue canadienne des sciences du comportement, 2020. 52(3): p. 177-187.