ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BN COVID-19 NHẬP VIỆN

Lê Minh Hạnh Đoàn 1,, Thái Hảo Phan 1, Duy Quang Phan 1, Văn Thọ Nguyễn 2, Minh Hoàng Phan 3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 BV PHCN-Điều trị bệnh nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ nhập chăm sóc tích cực, đặt nội khí quản thở máy và tử vong của BN COVID-19 nhập bệnh viện PHCN-ĐTBNN. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 BN. Kết quả và kết luận:  42,3% là nam giới. Tuổi trung bình 61,7 ± 13,7. Các triệu chứng cơ năng thường gặp là sốt (76,9%), mệt mỏi (53,8%). Đa số BN trong nghiên cứu có mạch nhanh, nhịp thở tăng, SpO2 giảm, nhóm tử vong so với nhóm khỏi bệnh có nhịp thở trung vị cao hơn (32 so với 24 lần/phút) và SpO2 thấp hơn (78% so với 91%), (p< 0,001). Ure, Creatinine, AST, D-Dimer, Ferritin, CRP của nhóm tử vong cao hơn so với nhóm khỏi bệnh (p<0,05). Nồng độ Natri trung vị ở nhóm tử vong thấp hơn nhóm khỏi bệnh (p=0,008). Tổn thương trên X quang ngực thường gặp dạng mô kẽ, lưới nốt, mờ phế nang và đông đặc phổi. Đa số BN có tổn thương cả 2 bên phổi, chủ yếu tập trung 1/3 ngoài. Hầu hết (98%) có mờ kiểu lan tỏa và không đồng nhất. Hơn 90% tập trung ở 1/3 dưới hai bên phổi. Điểm số X quang Brixia trung vị 8, khoảng tứ phân vị 5-11. Nhóm khỏi bệnh có điểm Brixia trung vị thấp hơn đáng kể (p< 0,001) so với nhóm tử vong (7 điểm so với 11 điểm). Tỉ lệ COVID-19 nhẹ và trung bình là 13,4%, nặng 32,7%; nguy kịch 40,4%. 73,1% trường hợp có chỉ định nhập ICU. 84,6% BN cần hỗ trợ hô hấp. 30,7% BN phải chuyển sang thở máy xâm lấn trong quá trình theo dõi. Thời gian nằm viện trung vị là 13 ngày (KTPV 10-17,75 ngày). Tỷ lệ BN đặt nội khí quản thở máy 31,7%. Tỷ lệ tử vong chung là 29,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) ban hành kèm quyết định 14/07/2021".
2. Bashash Davood, Hosseini-Baharanchi Fatemeh Sadat, Rezaei tavirani Mostafa, et al. (2020), "The Prognostic Value of Thrombocytopenia in COVID-19 Patients; a Systematic Review and Meta-Analysis", Archives of academic emergency medicine. 8, p. e75.
3. Berni Andrea, Malandrino Danilo, Corona Giovanni, et al. (2021), "Serum sodium alterations in SARS CoV-2 (COVID-19) infection: impact on patient outcome", European Journal of Endocrinology. 185(1), pp. 137-144.
4. Dinesh Anant, Mallick Taha, Arreglado Tatiana M., et al. (2021), "Outcomes of COVID-19 Admissions in the New York City Public Health System and Variations by Hospitals and Boroughs During the Initial Pandemic Response", Frontiers in Public Health. 9.
5. Illg Z., Muller G., Mueller M., et al. (2021), "Analysis of absolute lymphocyte count in patients with COVID-19", Am J Emerg Med. 46, pp. 16-19
6. Ippolito D., Maino C., Pecorelli A., et al. (2020), "Chest X-ray features of SARS-CoV-2 in the emergency department: a multicenter experience from northern Italian hospitals", Respir Med. 170, p. 106036
7. Lan Fen, Zhu Chen, Jin Rui, et al. (2021), "Clinical characteristics of COVID-19 patients with complications: implications for management", Therapeutic Advances in Chronic Disease. 12, p. 20406223211041924.
8. World Health Organization (2020), World Health Organization Declares COVID-19 a 'Pandemic.', accessed, from https://time.com/5791661/who-coronavirus-pandemic-declaration/